Mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì? Cần bao nhiêu tiền? có nên hay không?

Mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì? Mở tiệm cầm đồ thì cần thủ tục gì? Cần bao nhiêu vốn? có nên mở tiệm cầm đồ hay không? Đây đều là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi mọi người có ý định kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Cầm đồ cần giấy tờ gì, cần bao nhiêu tiền, được pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về thủ tục giấy tờ, bởi vì đây là một trong những ngành nghề kinh doanh khá nhạy cảm. Chính vì vậy khi cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo được những điều kiện nhất định khi kinh doanh thì mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

Để biết được mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì, cần chuẩn bị những gì, cần bao nhiêu vốn,… Mời bạn hãy cùng Chovayhanoi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, cần đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự cho nên chủ cửa hàng kinh doanh hay cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải áp ứng các điều kiện về an ninh trật tự quy định tại điều 7 và điều 9, nghị định này, cụ thể như sau:

Mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì

Căn cứ theo quy định của pháp luật việt nam tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, cần đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự cho nên chủ cửa hàng kinh doanh hay cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật, nếu các bạn muốn mở dịch vụ cầm đồ thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người đứng tên kinh doanh: Lý lịch phải rõ ràng.
  • Có biên bản kiểm tra về an toàn phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp những cơ sở nằm trong các tòa nhà được thiết kế thì phải có sự phê duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền).

Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.”

Căn cứ theo nghị định 96/2016/NĐ-CP trên, cần tiến hành đăng ký kinh doanh và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Để thành lập cở sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, trước hết phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Chủ cơ sở có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ

– Cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp làm một bộ hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

+ Kèm theo các giấy tờ trên là bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của mỗi thành viên.

– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

+ Thành lập hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ

– Cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Thời gian: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Bên cạnh đó bạn phải đảm bảo an ninh các điều kiện về an ninh trật tự trong suốt quá trình kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chấp hành nghiêm túc các quy định về vệ sinh môi trường không nằm trong khu vực mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh. Chúng tôi xin trích dẫn thông tư hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ và cơ quan cấp phép như sau:

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 13 /1999/TT-BTM
NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 1999 HUỚNG DẪN KINH DOANH
DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

Thi hành Nghị định của Chính phủ số 11/1999/ NĐ-CP ngày 03- 3- 1999 “Về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện”, sau khi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể về kinh doanh Dịch vụ cầm đồ, như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1- Kinh doanh Dịch vụ cầm đồ quy định tại Thông tư này là việc thương nhân cho khách hàng vay tiền và nhận giữ hàng hoá hoặc tài sản của khách hàng để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ.

Hàng hoá, tài sản dùng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ gọi là hàng hoá, tài sản cầm đồ.

Khách hàng trong dịch vụ này có thể là người sản xuất, kinh doanh hoặc là người tiêu dùng.

2- Thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ phải có đủ các điều kiện và phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

3- Việc sử dụng hàng hoá, tài sản để cầm đồ trong phạm vi Thông tư này theo quy định sau:

3.1- Hàng hoá, tài sản được sử dụng để cầm đồ:

– Phải là động sản, có giá trị mua bán, trao đổi thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng.

– Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, phải có giấy ủy quyền hợp pháp của người này cho khách hàng.

– Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của các đồng sở hữu cho khách hàng.

3.2- Hàng hoá, tài sản không được sử dụng để cầm đồ:

– Hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

– Bất động sản và các giấy tờ liên quan đến bất động sản.

– Hàng hoá thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh, cấm lưu hành hoặc cấm sử dụng.

– Hàng hoá, tài sản đang só sự tranh chấp quyền sở hữu.

– Hàng hoá, tài sản đang bị tạm giữ, niêm phong, phong toả theo các quy định của pháp luật.

– Hàng hoá, tài sản đang được thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho nơi khác.

II- ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ VÀ
CÁC QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

1- Điều kiện kinh doanh Dịch vụ cầm đồ:

1.1- Phải là thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó nội dung kinh doanh có ghi Dịch vụ cầm đồ.

1.2- Phải có cửa hàng, cửa hiệu cố định địa chỉ rõ ràng; có kho cất giữ, bảo quản an toàn hàng hoá, tài sản cầm đồ đảm bảo chống được hư hỏng, mất mát trong thời gian lưu giữ.

2- Mức tiền cho vay: Do hai bên thoả thuận, tối đa không quá 80 % giá trị của hàng hoá, tài sản cầm đồ tính theo giá thị trường tại thời điểm ký hợp đồng cầm đồ.

3- Lãi suất vay ( bao gồm cả chi phí bảo quản, cất giữ hàng hoá, tài sản cầm đồ): Do hai bên thoả thuận, tối đa không quá 3%/ tháng. Trường hợp cho vay dưới 10 ngày, lãi suất tối đa không quá 0,3 %/ ngày.

4- Các giao dịch cầm đồ phải lập hợp đồng và được gọi là Hợp đồng cầm đồ.

Hợp đồng cầm đồ được lập theo quy định của pháp luật đối với hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự tuỳ theo đối tượng khách hàng là người sản xuất, kinh doanh hoặc là người tiêu dùng. Đối với những hợp đồng cầm đồ trong đó hàng hoá, tài sản cầm đồ có giá trị trên 500.000 đồng thì ngoài các nội dung theo quy định chung còn phải có các nội dung sau:

4.1- Về hàng hoá, tài sản cầm đồ phải ghi rõ:

– Tên, chủng loại, nhãn mác, ký hiệu, số hiệu.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy đăng ký lưu hành nếu pháp luật có quy định đối với hàng hoá, tài sản đó.

– Chất lượng, tình trạng và giá trị tại thời điểm ký hợp đồng.

4.2- Số tiền vay đã được thoả thuận theo quy định tại Khoản 2 trên đây.

4.3- Lãi suất đã được thoả thuận theo quy định tại Khoản 3 trên đây.

4.4- Thời hạn cầm đồ và phương thức thanh toán.

4.5-Việc xử lý hàng hoá, tài sản cầm đồ khi thanh lý hợp đồng.

4.6-Các cam kết khác do hai bên thoả thuận.

5- Hợp đồng cầm đồ được chấm dứt và thanh lý trong các trường hợp sau:

5.1- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng mà các bên không thoả thuận gia hạn hợp đồng theo quy định cuả pháp luật và khách hàng thanh toán đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh.

5.2- Khách hàng đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ghi trong hợp đồng và thanh toán đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh đến thời điểm đề nghị chấm dứt hợp đồng.

5.3- Hàng hoá, tài sản cầm đồ đã được xử lý theo quy định tại Khoản 8 của Mục này.

6- Thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự ; đối với hợp đồng cầm đồ một số điểm cụ thể được quy định như sau:

6.1- Có quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng và xử lý hàng hoá, tài sản cầm đồ theo quy định tại Khoản 8 dưới đây trong các trường hợp: khách hàng chết hoặc mất tích mà không có người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc người thừa kế từ chối tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng văn bản.

6.2- Có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hàng hoá, tài sản cầm đồ của khách hàng ; không được bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, tặng, thế chấp, sử dụng, trừ trường hợp trong Hợp đồng cầm đồ có sự thỏa thuận khác.

6.3- Phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng nếu làm mất, hư hỏng hàng hoá, tài sản cầm đồ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

7- Khách hàng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự ; đối với hợp đồng cầm đồ một số điểm cụ thể được quy định như sau:

7.1- Có quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng cầm đồ trước thời hạn do không còn nhu cầu vay tiền hoặc do thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ vi phạm hợp đồng.

7.2- Thanh toán đầy đủ tiền vay và lãi phát sinh khi chấm dứt hợp đồng trong mọi trường hợp.

8- Thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ được quyền bán hàng hoá, tài sản cầm đồ để thu hồi vốn trong các trường hợp sau:

8.1- Chưa hết thời hạn thời hạn ghi trong hợp đồng, nhưng khách hàng không có khả năng thanh toán nợ và đề nghị bán hàng hàng hoá, tài sản cầm đồ.

8.2- Quá 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn ghi trong hợp đồng hoặc thời hạn đã được gia hạn thêm mà khách hàng không thanh toán được nợ.

8.3- Khách hàng bị chết hoặc mất tích mà không có người thừa kế hoặc được uỷ quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

9- Việc bán hàng hoá, tài sản cầm đồ đối với hàng hoá, tài sản có giá trị từ trên 500.000 đồng phải thực hiện bằng hình thức bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật.

10- Tiền thu được từ việc bán hàng hoá, tài sản cầm đồ được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:

10.1- Bù đắp các chi phí tổ chức bán hàng hoá, tài sản cầm đồ.

10.2- Trả tiền vay (gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng) cho thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ.

10.3- Phần còn lại phải trả cho khách hàng, trường hợp không có người nhận thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.

10.4- Trường hợp số tiền thu được không đủ thanh toán tiền vay thì khách hàng phải trả tiếp phần còn thiếu hoặc thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

11- Các quy định đối với cửa hàng, cửa hiệu cầm đồ:

11.1- Cửa hàng, cửa hiệu cầm đồ phải có bảng niêm yết rõ ràng hàng hoá, tài sản cầm đồ, tỷ lệ tiền vay, lãi suấttheo quy định tại các Khoản 1- Mục I, Khoản 2 và 3 – Mục II của Thông tư này.

11.2- Không được giao dịch cầm đồ với khách hàng là người không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

11.3- Không được nhận cầm đồ đối với hàng hoá, tài sản không rõ nguồn gốc. Khi có nghi ngờ hàng hoá, tài sản do phạm tội mà có phải kịp thời thông báo với các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.

III – XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1- Thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ vi phạm các quy định của Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư Liên Bộ số 02 TT/LB ngày 2-10-1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh Dịch vụ cầm đồ.

3- Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thương nhân kinh doanh Dịch vụ cầm đồ trên địa bàn, xử lý kịp thời các vi phạm Thông tư này theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ ở Hà Nội
Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ ở Hà Nội

Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?

Bên cạnh đó việc kinh doanh cầm đồ phải đảm bảo được tính hợp pháp của những tài sản cầm cố, tài sản cầm cố phải chính chủ và có lí lịch rõ ràng để tránh các trường hợp tiêu thụ phải tài sản gian do trộm cắp mà có.

Tiệm cầm đồ kinh doanh thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào chủ hộ, người mở tiệm phải có con mắt tinh tường, khả năng am hiểu rộng, bởi vì thực tế hiện nay có rất nhiều món hàng hiệu làm giả tinh vi, chúng có thể giống đến 90% hàng thật, nếu không có kinh nghiệm thì chủ cầm đồ dễ dàng bị đối tượng xấu lợi dụng.

Để trả lời câu hỏi “Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn” thì chúng ta xem khả năng của chúng ta thế nào, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ kinh doanh, đối với những chủ hộ có tiềm lực kinh tế mạnh có thể cầm cố những món đồ đắt tiền như xe hơi, xe máy.

Để mở một tiệm làm dịch vụ cầm đồ tại Hà Nội yêu cầu đầu tiên là người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải cho lý lịch rõ ràng không phạm pháp, đã là thành niên  và làm chủ được hành vi dân sự, điều thứ hai cũng không kém phần quan trọng chính là phải có giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan thẩm quyền cấp.

Mở tiệm cầm đồ lãi suất bao nhiêu?

Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định mức lãi suất cho vay đối với dịch vụ cầm đồ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo Bộ luật Dân sự quy định. Lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ không được vượt quá 4,2%/tháng tính trên số tiền giải ngân của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp vay nóng ngắn hạn dưới 15 ngày, lãi suất cho vay cầm đồ tối đa không quá 0,3% ngày.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 610/QĐ-UB về mức lãi suất cầm đồ tính như sau:

– Mức lãi suất 10%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 2 tháng.

– Mức lãi suất 11%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 3 tháng.

– Mức lãi suất 12%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 4 tháng.

– 1/4 lãi suất tháng nếu tài sản cầm cố từ 1 – 7 ngày.

– 1/2 lãi suất tháng nếu tài sản cầm cố từ 6 – 15 ngày.

Đối với các trường hợp dịch vụ cầm đồ cho vay với lãi suất cao hơn quy định được đưa ra sẽ bị phạt theo quy định. Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005, lãi suất cầm đồ hoặc lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố.

Với hình thức kinh doanh kiểu “một vốn bốn lời” như thế, không ít người đã cầm cố nhà cửa làm vốn để kiếm lời nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc kinh doanh cũng suôn sẻ. Trong trường hợp chủ hộ vốn ít có thể làm ăn theo kiểu “ cò non” , thông thường chỉ với 300 triệu thì có thể sẽ mở được một tiệm cầm đồ, bởi vì số tiền này sẽ xoay vòng liên tục.

Lãi suất cầm đồ do hai bên thỏa thuận lẫn nhau, tuy nhiên thông thường vẫn do bên tiệm cầm đồ ấn định, vì những người cầm đồ thường là người gặp khó khăn về kinh tế, muốn có tiền ngay nên cũng dễ dàng chấp nhận.

Xin trích dẫn một bài viết demo về quy trình, thủ tục, các bước mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì như sau:

Bước 1: Đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện. Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ: CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh

Bước 2: Khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( sau 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ ) bạn cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự tại cơ quan công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
  • Bản sao: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản sao biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
  • Bản khai lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng tên trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

Thời hạn cấp: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Ngoài các tránh nhiệm chung của chủ hộ kinh doanh, chủ tiệm cầm đồ cần:

  • Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
  • Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
  • Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
  • Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
  • Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

3 rủi ro khi mở tiệm cầm đồ cần quan tâm

Tuy kinh doanh tiệm cầm đồ mang đến nhiều lợi nhuận nhưng cũng đầy rủi ro. Nếu bạn đang có ý định mởi cửa hàng cầm đồ và muốn tránh những tổn thất thì cần quan tâm 4 điều dưới đây.

Dễ bị lừa bởi sản phẩm giả và thất thoát tài sản

Một trong những rủi ro mà người kinh doanh tiệm cầm đồ thường gặp đó là bị lừa. Rất nhiều kẻ trộm đã cố tình mang đồ giả đến để cầm. Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm thẩm định món dồ, chắc chắn bạn sẽ bị mắc bẫy.

Ngoài ra, người chủ hay người quản lý còn có thể gặp phải nhiều rủi ro khi mở tiệm cầm đồ khác. Một trong số đó có thể là thất thoát tiền bạc. Việc quản lý không hiệu quả có thể khiến cho tài chính bị thâm hụt. Vấn đề này xảy ra có thể do nhân viên không trung thực, ăn cắp của chung. Hoặc việc quản lý thu chi có vấn đề, dùng tiền nhưng không kê khai. Nếu không thường xuyên kiểm tra, tổng kết thì rất có thể tài sản sẽ bị thất thoát.

Chủ tiệm có thể bị truy tố trách nhiệm

Nhiều món hàng mà mọi người mang đi cầm thường có nguồn gốc không rõ ràng. Nếu chủ tiệm nhận những sản phẩm nhập lậu hoặc bị cấm thì sẽ vướng phải nhiều vấn đề. Không chỉ mất tiền mà người chủ còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Cửa tiệm có thể sẽ đóng cửa và việc kinh doanh sẽ buộc bị ngừng. Do đó, các cá nhân, tổ chức nếu có ý định kinh doanh cầm đồ thì cầm phải thật sự tỉnh táo.

Vô tình tiếp tay cho tội phạm trộm cướp

Những kẻ khi đã trộm cướp đồ thường không biết đi đâu để tẩu tán. Chúng sẽ chọn các cửa tiệm cầm đồ vì nơi đây đổi được giá cao. Nếu chủ tiệm không làm ăn minh bạch, không hiểu rõ nguồn gốc mà vẫn tiếp nhận đồ ăn cắp thì sẽ vô tình là nơi tiêu thụ. Việc này tuy không dính dánh trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng đến rất nhiều người. Chủ tiệm có thể sẽ bị dính dáng do hành vi kinh doanh trái pháp luật.

Chia sẻ 5 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công và có nên mở tiệm cầm đồ hay không?

Để mở tiệm cầm đồ làm ăn hiệu quả và đúng pháp luật thì có nhiều nguyên nhân, hôm nay Chovayhanoi.com xin cung cấp 5 lý do chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ và cho bạn biết có nên mở tiệm cầm đồ hay không?.

Biết cách định giá và chuẩn bị nguồn vốn mở tiệm cầm đồ

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động lên định giá tài sản đó là:

  • Chi phí cố định: Chi phí không bị các yếu tố khác ảnh hưởng
  • Chi phí biến đổi: Chi phí có thể thay đổi theo thời gian

Đây là một kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ quan trọng mà mọi chủ tiệm cần phải biết để biết có nên mở tiệm cầm đồ hay không?

Lĩnh vực cầm đồ thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, nếu bạn gặp phải những khách hàng khôn lanh, có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị lừa. Cách thức lừa rất đa dạng, giả sử như tráo đổi linh kiện, phụ tùng máy tính, điện thoại, xe máy trước khi cầm cố chẳng hạn. Nếu bạn không biết cách kiểm tra tài sản cầm cố thì rất dễ gặp thiệt hại.

Để có thể mở tiệm cầm đồ bạn sẽ cần phải chuẩn bị nguồn vốn tương đối lớn. Do đó, trước khi mở tiệm cầm đồ bạn nên xác định rõ khả năng tài chính của bản thân để mở tiệm cầm đồ với quy mô phù hợp.

Nếu khả năng tài chính tốt, bạn có thể mở một tiệm cầm đồ lớn với mức vốn từ 200 triệu đồng trở lên. Còn ngược lại thì có thể mở tiệm cầm đồ với mức vốn khoảng 100 triệu đồng, chuyên nhận cầm điện thoại, xe máy, laptop,…

Học cách đánh giá, kiểm tra tài sản cầm cố

Lĩnh vực cầm đồ thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, nếu bạn gặp phải những khách hàng khôn lanh, có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị lừa. Cách thức lừa rất đa dạng, giả sử như tráo đổi linh kiện, phụ tùng máy tính, điện thoại, xe máy trước khi cầm cố chẳng hạn. Nếu bạn không biết cách kiểm tra tài sản cầm cố thì rất dễ gặp thiệt hại.

Chọn địa điểm mở tiệm cầm đồ

Địa điểm đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của một cửa hàng, công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn muốn mở tiệm cầm đồ cần hết sức lưu ý tới vấn đề này.

Những người trong nghề chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ cho biết, trước khi quyết định thuê địa điểm mở tiệm nên khảo sát thị trường để có sự đánh giá chính xác và toàn diện. Cụ thể, khi khảo sát cần trả lời được:

  • Đối tượng khách hàng hướng tới là ai? Đó là những người thường có nhu cầu cầm đồ vay tiền, ví dụ như người chơi cá độ, chủ lô đề, công nhân có thu nhập thấp cần tiền để trang trải cuộc sống,… Do đó, nếu bạn mở tiệm cầm đồ trong các khu chung cư, đô thị cao cấp thì rất khó để tồn tại lâu dài
  • Tại khu vực đó có đối thủ cạnh tranh nào không? Quy mô, hiệu quả hoạt động như thế nào? Mức lãi suất cầm đồ là bao nhiêu? Số lượng khách tới cầm đồ nhiều không? Tốt nhất bạn nên tránh mở tiệm tại khu vực có nhiều tiệm cầm đồ đang hoạt động để giảm tỷ lệ cạnh tranh

Xác minh tài sản cẩn thận trước khi nhận

Một kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ nữa là cẩn trọng xác minh tài sản của khách hàng trước khi nhận cầm cố. Tài sản cầm cố phải đảm bảo chính chủ, có giấy tờ rõ ràng, không phải đồ trộm cắp, bất hợp pháp.

Với những món đồ như túi xách, đồng hồ,… hàng hiệu bạn nên trang bị máy móc hỗ trợ kiểm tra thật giả. Hiện nay các món đồ giả được làm rất tinh vi nên khó có thể phân biệt được. Nếu lỡ nhận cầm phải hàng giả tốt nhất bạn không nên im lặng bán chui mà hãy trình báo cơ quan có thẩm quyền. Đây là một cách để nâng cao uy tín thương hiệu cho tiệm.

Lãi suất, chi phí phát sinh

Các tiệm cầm đồ được quyền đưa ra mức lãi suất cầm cố nhưng phải đảm bảo không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ khi luật khác liên quan có quy định khác.

Nếu tiệm cầm đồ và khách hàng có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định lãi suất cụ thể thì chỉ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn đã quy định trong khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ nếu có tranh chấp. Vì vậy, khi mở tiệm cầm đồ bạn cần cân đối đưa ra mức lãi suất hợp lý và tuân thủ luật pháp.

Kết luận

Trên đây là những kinh nghiệm đúc kết lại của chúng tôi về việc mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì? cần bao nhiêu vốn? có nên mở tiệm cầm đồ hay không? và giấy tờ theo đúng luật pháp của CHXHCN Việt Nam đưa ra. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì, mở dịch vụ cầm đồ hay có nhu cầu cầm đồ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết cần được hỗ trợ về các loại loại dịch vụ cầm cố tài sản, cầm sổ hồng, cầm ô tô lãi suất thấp, cầm xe ô tô không chính chủ, cầm xe ô tô trả góp, cầm laptop,…. của tiệm cầm đồ Chovayhanoi.com, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

Nguồn: Chovayhanoi.com copy và biên soạn lại

4.9/5 - (56 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo